Xoay linh kiện trong Altium – Các phím tắt Altium Designer là chủ đề trong bài viết hôm nay của Thienluc.vn. Cùng đón xem ngay nhé. Altium Design là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử được nhiều người ưa dùng nhất hiện nay. Với thao tác linh hoạt, sử dụng phím tắt nhanh chóng giúp bạn thiết kế mạch điện dễ dàng, nếu bạn vẫn chưa biết các phím tắt trên Altium Design, hãy theo dõi bài viết này nhé.
I. Các phím tắt xoay linh kiện Altium Designer
1. Thiết kế mạch nguyên lý
Phím tắt | Tác vụ |
A – L | Căn chỉnh linh kiện theo hàng dọc |
A – T | Căn chỉnh linh kiện theo hàng ngang |
A – H | Căn chỉnh linh kiện cách đều theo hàng ngang |
A – V | Căn chỉnh linh kiện cách đều theo hàng dọc |
Ctrl + Click và kéo | Di chuyển cả linh kiện và đường mạch |
D – B | Lấy linh kiện trong thư viện |
D – O | Thay đổi thông số bản vẽ |
P – B | Vẽ đường bus |
P – N | Đặt tên cho đường dây |
P – O | Lấy GND |
P – T | Thêm text |
P – W | Đi dây linh kiện |
Space (Shift + Space) | Xoay linh kiện |
Shift + Click và kéo | Copy linh kiện |
Shift + Click và kéo | Copy linh kiện |
T – N | Đặt tên tự động cho linh kiện |
T – S | Chọn linh kiện trong mạch in từ mạch nguyên lý |
T – W | Tạo linh kiện mới |
TAB | Thay đổi các thông số của mạch |
2. Thiết kế mạch in
Phím tắt | Tác vụ |
P – L | Định kích thước cho mạch (Keep Out Layer) |
V – B | Xoay bản vẽ 180 độ |
T – E | Bo tròn đường dây chân linh kiện |
T – U – A | Xóa tất cả các đường mạch |
TAB | Hiện cửa sổ thay đổi thông tin khi đang thao tác |
Shift + Space | Thay đổi các chế độ đường dây (Tự do – Theo luật – Vuông 90 độ – Cong) |
Shift + S | Chỉ cho phép hiện 1 lớp đang chọn (các lớp còn lại được ẩn) |
Shift + R | Thay đổi các chế độ đi dây (Cắt – Không cho cắt – Đẩy dây) |
A – A | Đi dây tự động |
V – F | Hiển thị toàn bộ bản vẽ |
P – R | Vẽ đường mạch theo ý muốn |
Q (Ctrl + Q) | Thay đổi đơn vị (mm <-> mil) |
P – G | Phủ đồng |
P – V | Lấy lỗ via |
Ctrl + M | Đo kích thước |
Ctrl + Shift + Lăn chuột | Chuyển lớp |
D – O | Chỉnh thông số của mạch |
D – R | Thay đổi các luật cho bản vẽ (kích thước đường dây, lỗ via, khoảng cách các linh kiện,…) |
D – S – R | Định lại kích thước bo mạch |
D – T – A | Hiển thị hết tất cả các lớp |
D – T – S | Hiển thị các lớp tín hiệu (Top – Bottom – Multi) |
L | Khi đang di chuyển linh kiện lật linh kiện giữa lớp Top và Bottom (Bottom và Top) |
P – T | Đi dây bằng tay |
3. Chế độ 3D Mode (3D Visualization)
Phím tắt | Tác vụ |
0 | Xoay board mạch về hướng nhìn gốc |
9 | Xoay board 90 độ |
2 | Chuyển sang chế độ 2D khi trong chế độ 3D View |
3 | Chuyển sang View 3D khi trong chế độ 2D |
SHIFT | Đồng thời nhấn Shift và Click chuột phải, di chuyển chuột để xoay boad mạch theo các trục X Y Z |
V + F | Điều chỉnh board mạch vừa khít màn hình |
V + B | Lật boad mạch |
Cuộn chuột | Kéo lên – Kéo xuống |
SHIFT + Cuộn chuột | Sang trái – Sang phải |
CTRL + Cuộn chuột | Phóng to – Thu nhỏ |
CTRL + Di chuyển chuột | Phóng to – Thu nhỏ |
CTRL + C | Chụp ảnh góc nhìn hiện tại của board mạch 3D vào Clipboard, để lưu thành file ảnh bạn cần sử dụng tool như Paint chẳng hạn |
T + P | Mở cửa sổ Preferences |
L | Mở cửa sổ Configurations – Điều chỉnh các thuộc tính hiển thị |
Trên đây là tổng hợp các phím tắt trong Altium Designer, bạn có thể tham khảo sử dụng giúp thao tác mạch điện của bạn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn nhé. Chúc các bạn thành công!