Tìm hiểu ỹ nghĩa tri nhân tri diện bất tri tâm nghĩa là gì?

Tìm hiểu ỹ nghĩa tri nhân tri diện bất tri tâm nghĩa là gì là chủ đề trong bài viết hôm nay của Thienluc.vn. Cùng đón xem ngay nhé. Họa hổ họa bì nan họa cốt tri nhân tri diện bất tri tâm nghĩa là Vẽ cọp thì vẽ được bộ da, chứ khó mà vẽ được bộ xương của cọp. Biết người thì biết mặt chứ khó mà biết được tấm lòng của họ

Nghĩa của câu tri nhân tri diện bất tri tâm là gì?

“họa hổ họa bì nan họa cốt tri nhân tri diện bất tri tâm”

Họa hổ họa bì nan họa cốt: Nghĩa là khi vẽ con hổ thì vẽ ngoài da (phần ngoại hình) thì được, còn vẽ được xương cốt (cái bên trong) thì rất là khó, thực ra là không thể vẽ được chứ không phải gọi là khó nữa.

Tri nhân tri diện bất tri tâm: Nghĩa là biết người, biết mặt chứ không biết được lòng – lòng người thâm sâu khó dò, nay đây mai đó rất khó có thể biết được, đôi khi bản thân mình còn chưa hiểu nổi mình nữa là.

Đây là một câu thành ngữ trong văn học Trung Quốc.

họa hổ họa bì nan họa cốt tri nhân tri diện bất tri tâm

Phân tích ý nghĩa

Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm: 画虎画皮难画骨 知人知面不知心

Nghĩa đen của câu nói khá là rõ ràng, có nghĩa là có những thứ ta có thể nhìn bên ngoài nhưng không thể nào nhìn thấu được bên trong 1 cách dễ dàng được, nên vì thế mà phải cần thận hành sự không nên tin người quá nhiều, dễ dẫn tới niềm tin đặt sai chỗ và đưa ra những quyết định bất lợi đối người bản thân và người xung quanh.

Trong cuộc sống có những việc tin người quá, hoặc không hiểu được người khác có thể bị vạ lây, bị ảnh hưởng tới bản thân mình.

Lý Hồng Chương là một đại thần triều đình nhà Thanh, cũng vì nhìn nhầm người, trong chiến tranh Trung – Nhật Giáp Ngọ dùng kẻ tham sống sợ chết đặt vào cương vị quan trọng. Mặc dù một số tướng sĩ biểu hiện anh dũng, nhưng cuối cùng toàn bộ thủy quân Bắc Dương bị tiêu diệt. Lý Hồng Chương cũng cả đời mang bị tiếng xấu. Bởi vậy học cách nhìn người là cực kỳ quan trọng.

Nói như thế không có nghĩa là ta không thể cứ mãi đa nghi được, phàm đã sống trong cuộc sống nhân sinh này thì vốn dĩ là 1 vòng kết nỗi giữa người với người, giữa người và tự nhiên, nên ta tốt nhất là thuận theo tự nhiên và có chút tâm cơ trong đó, để cuộc sống chủ động và tốt đẹp theo ý nguyện của chính mình hơn.

Câu này mang ý nghĩa răn đe, khuyên chúng ta nên dè chừng những thứ chúng ta chưa biết, chưa hiểu rõ để mà đề phòng, chứ không phải khuyên chúng ta tập thói đa nghi, thiếu quyết đoán, Chỉ cần chúng ta trang bị đủ kiến thức là có thể thoải mái họa hổ họa bì và họa cả cốt được đó. Vấn đề là chúng ta phải hiểu được nguyên lý, cách vận hành của nó.

Ví dụ: để vẽ được cốt hổ thì chỉ cần chúng ta biết kế cấu của xương con hổ thì vẽ được ngay thôi, khi chúng ta vẽ thì chúng ta không cần phải vẽ cốt hổ, nhưng nếu muốn vẽ thì vẫn vẽ ra được, đó gọi là đã đủ kiến thức sống, không phải sợ hãi nhiều. Như tâm hồn con người, không cần phải hiểu hết những cái lặt vặt, chỉ nắm cái ý chính trong lối hành xử là được, không tự đặt mình vào thế khó, luôn chừa 1 lối thoát cho bản thân thì không có gì phải ngại, cuộc sống đơn giản lắm, chỉ cần chủ động là có thể được viên mãn, cũng đừng quá luyến tiếc cái mất đi mà quên mất việc ta đang sống là đang tận hưởng cuộc đời này.

Có câu “Thành công không phải là đích đến mà là 1 hành trình” cũng mang nghĩa như thế, chúng ta sống vì 1 mục đích thành công nào đó, nhưng chúng ta phần lớn sống với cái hành trình đó, khi đạt thành công ta lại đặt mục tiếp tiếp theo, thì chúng ta lại tiếp tục hành trình, nếu không vui với cái hành trình thì thành công có ý nghĩa gì đâu.